75% cơ thể chúng ta là nước. Vì thế thiếu nước có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, đặt biệt là 8 loại bệnh phổ biến sau đây
1. Cao huyết áp
Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp rất đa dạng. Nhưng thói quen ăn mặn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay.
Natri trong muối có khả năng giữ nước. Nếu ăn quá mặn, natri nhiều trong cơ thể hút nước làm tăng thể tích máu. Vì thế tăng áp lực máu, dẫn đến cao huyết áp và gây áp lực lên tim.
Ngoài ra, các loại đồ uống có chất kích thích như café cũng gây tăng huyết áp.
Nhưng việc uống thiếu nước dẫn đến cao huyết áp là do cách mạch máu trong cơ thể có thể co giãn tự nhiên. Nếu thường xuyên uống ít nước, cơ thể quen khô, làm mạch máu co hẹp dần lại để thích nghi với tình trạng khô trong thời gian dài. Và vì mạch máu hẹp lại, nên áp lực máu tăng, dẫn tới cao huyết áp.
Uống nước phòng tránh cao huyết áp
- Hãy bổ sung nước đầy đủ để đảm bảo không gây nguy cơ mắc cao huyết áp.
- Không ăn quá mặn khiến natri tăng trong cơ thể và trữ nước, làm tăng cân, béo phì.
2. Tiểu đường
Theo các bác sĩ, tiểu đường là hệ quả của việc thiếu nước tại não.
Dù tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nước cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Lý do là não cần lấy năng lượng để hoạt động từ glucose và nước. Nếu thiếu nước, não phải lấy nhiều glucose hơn. Điều này khiến não kích thích cơ thể tìm kiếm đồ ngọt để ăn, bổ sung gấp glucose cho nó hoạt động. Điều này dẫn đến lượng đường trong cơ thể tăng cao.
Uống nước phòng tránh tiểu đường
- Uống thật nhiều nước vì tiểu đường khiến cơ thể luôn thiếu nước
- Kết hợp ăn thực phẩm có nhiều kẽm và crom. Hai chất này tạo ra insulin giúp hóa giải glucose. Kẽm và crom có nhiều trong: hải sản, rong biển, tảo bẹ, rau diếp biển,…
- Ăn thêm các thực phẩm phòng chống tiểu đường như: hành tây, cà chua, bông cải xanh,…
3. Mỡ máu
Mỡ trong máu là tình trạng chất béo trong máu tăng do cơ thể chuyển hóa các chất béo “bẩn” như cholesterol kém.
Khi mạch máu bị oxy hóa do nhiễm mỡ, mạch máu bị thu hẹp, dẫn đến việc vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể bị tắc nghẽn, gây khô các tế bào.
Thiếu nước cũng làm máu kết dính hơn, dễ sinh các cục máu đông. Điều này phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Uống nước phòng tránh mỡ máu
- Uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt khi ăn đồ nhiều dầu mỡ
- Nếu không thể hạn chế được các đồ ăn chiên rán nhiều, hãy luộc cà tím để ăn cùng. Vì cà tím có khả năng hấp thụ và đào thải chất béo. Ngoài ra, chất xơ trong cà tím giúp nhanh no, hạn chế ăn thêm đồ béo vào cơ thể.
- Kết hợp chế độ ăn có thêm tỏi, đậu nàng lên men, giúp ngăn ngừa cục máu đông.
- Kiwi cũng giúp giảm chất béo triglyceride và cholesterol.
4. Béo phì
Có thể bạn không biết: cơ thể chúng ta không rõ cảm giác khát, nhưng biết cảm giác đói. Khi bị thiếu nước, cơ thể vẫn tạo ra cảm giác đói. Nên ta dễ nhầm tưởng khát là đói và nạp thêm thức ăn, thay vì uống nước.
Khi bạn có cảm giác khô cổ, hoặc khát, là khi cơ thể đã thiếu nước rất trầm trọng mất rồi.
Điều này là do 2 cảm giác đói và khát đều xuất phát từ mức năng lượng bị xuống thấp trong não.
Từ đây, có trường hợp béo phì vì ăn hơn mức cơ thể cần, do nhầm khát thành đói. Và thực tế, ta cũng hết khát khi ăn, vì thức ăn cũng chứa lượng nước nhất định.
Uống nước phòng tránh béo phì
- Nên tạo thói quen uống nước trước khi ăn khoảng 30 phút. Một để giúp cơ thể không thiếu nước, hai là để giúp tiêu hóa thức ăn dạng rắn dễ dàng hơn.
- Trong khi ăn không nên uống nước, thậm chí cả canh nhiều. Không nên uống nước sau ăn ít nhất 30 phút. Vì nước vào cơ thể trong lúc đang ăn, hoặc sau ăn 30 phút làm loãng dịch tiêu hóa, khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm mạnh.
- Ăn nhạt kết hợp vận động
- Nên uống 1 ly nước (200-300ml) trước khi tập thể dục, vận động mạnh.
5. Loãng xương
Ít ai biết xương còn hình thành từ nước và các khoáng chất khác như natri, magie, photpho,… Bệnh loãng xương xuất hiện khi thiếu canxi và khoáng chất dẫn đến mật độ xương bị giảm.
Uống nước phòng tránh loãng xương
- Uống nước kết hợp ăn tảo biển. Tảo biển dưới dạng canh giúp cơ thể hấp thụ toàn bộ lượng canxi trong đó.
- Tăng cường tập thể dục để duy trì xương chắc khỏe, dẻo dai
6. Vết nám, vết nhăn
Đây là một trong những dấu hiệu lão hóa. Nếp nhăn xuất hiện khi da mất độ ẩm. Thâm nám do da bị tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời.
Uống nước phòng tránh nám, nhăn da
- Uống nước nhiều kết hợp tránh nắng cho da
- Nên phun sương trong phòng khô, hoặc mở cửa phòng để thoáng khí, cấp ẩm cho da
- Bổ sung đầy đủ nước tốt hơn cả bôi kem dưỡng ẩm. Vì nước giúp tăng cường khả năng thải độc chống viêm của tế bào. Còn bôi dưỡng quá nhiều, quá dầy làm da bị bít kín, không lưu thông được, lại dễ gây mụn, viêm nhiễm.
- Nên uống nước (300ml) trước khi tắm hoặc xông hơi để bù lại lượng ẩm mất đi trên da khi tắm, xông hơi.
7. Rụng tóc, hói đầu
Một trong những nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu là rối loạn tuần hoàn da đầu. Da đầu không tuần hoàn tốt, bị suy yếu và gây ra rụng tóc, mỏng thưa tóc.
Mà thiếu nước trong cơ thể gây ra máu không lưu thông tốt, gây rối loạn tuần hoàn. Từ đây, phát sinh rụng tóc.
Uống nước phòng tránh rụng tóc
Uống nhiều nước kết hợp thường xuyên dùng tay massage da đầu.
8. Ung thư
Ung thư xuất hiện là do sự gia tăng của các tế bào bất thường. Các tế bào bất thường này bị tổn hại AND và tự nhân bản vô thời hạn.
Tuy nhiên cơ thể con người có khả năng tự nhiên chống lại các gen lỗi, hư hại. Nhưng để làm được việc này cần một lượng lớn nước nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc tự miễn dịch.
Các tế bào vốn giải phóng chất thải axit thông qua các phản ứng hóa học. Nước lọc sạch và đưa chúng đến gan, thận để xử lý. Thiếu nước thì axit sẽ ăn mòn ngược lại các tế bào. Cuối cùng, các tế bào bị phá vỡ và các tế bào bất thường được sản sinh không thể kiểm soát.
Như vậy có thể nói, một trong những nguyên nhân ung thư là: cơ thể khô hạn dẫn đến chất thải tích tụ và làm biến đổi các tế bào.
Uống nước phòng tránh ung thư
- Uống nước nhiều kết hợp với massage cơ thể thường xuyên để ngăn ngừa ung thư. Vì massage kích thích sự tuần hoàn, tăng cường việc thải độc trong cơ thể.
- Phụ nữ nên massage định kỳ vùng ngực khi tắm để ngăn ung thư vú
- Các thực phẩm tốt nên ăn hạn chế ung thư như: bông cải xanh, sữa, sữa chua, bắp cải, rau xanh, nấm, đậu tương lên men, trái cây chứa vitamin C, các loại đậu, cà chua, dầu oliu, củ cải, rau chân vịt, tỏi,…