Tại sao uống rất nhiều nước mà da vẫn khô nẻ, cơ thể vẫn thiếu nước?

Thông thường chúng ta đều tin rằng nếu một ngày uống đủ 2 lít nước, cộng thêm nước từ thức ăn, trà, café các loại, thì cơ thể đủ nước. Nhưng tại sao da vẫn khô nẻ, cơ thể vẫn có những dấu hiệu thiếu nước?

Trên thực tế, nếu uống SAI CÁCH, cơ thể vẫn THIẾU NƯỚC. Cụ thể, ở cấp độ tế bào sự trao đổi chất và hấp thu nước không xảy ra, dẫn đến các cơ quan trong cơ thể bị thiếu nước.

Theo các bác sĩ, có 2 lý do khiến việc uống nước nhiều nhưng khả năng hấp thụ độ ẩm ở tế bào vẫn yếu:

1. Nhiệt độ cơ thể xuống thấp

Dễ thấy nhất là trong mùa đông lạnh, da chúng ta có xu hướng nứt nẻ nhiều hơn trong mùa hè ấm áp.

Nghiên cứu cho thấy, cứ 1 độ C của cơ thể giảm, thì hoạt động trao đổi chất giảm 15%, khả năng miễn dịch giảm 30%.

Nhiệt độ cơ thể càng xuống thấp, khả năng hấp thu, trao đổi chất của tế bào càng suy giảm mạnh. Đồng nghĩa với việc hấp thu nước cũng yếu đi. Dẫn đến cơ thể vẫn khô kiệt.

Các kiến trúc nhà mái ngói có sân vườn trước đây có khả năng thông khí tốt do làm từ chất liệu như đất sét, gỗ, lá lợp,…

Kiến trúc hiện đại nhà kín, bí, với tường sắt thép, bê tông, khiến không gian sống bị thiếu thoáng khí, thiếu hơi ẩm.

Bên cạnh đó, chúng ta quen bật lò sưởi hoặc điều hòa trong nhà, càng khiến không khí trong phòng bị khô, bí, thiếu hơi ẩm tự nhiên.

Vào mùa hè, điều hòa hoạt động theo nguyên lý giảm độ ẩm trong phòng. Điều này khiến độ ẩm của da cũng bị giảm đi, nước bay hơi, khiến nhiệt độ cơ thể ta giảm, ta cảm thấy mát mẻ.

Tuy nhiên, vì nhiệt độ cơ thể ta giảm, nên lại hạn chế khả năng hấp thu độ ẩm của nước trong cơ thể.

Vào mùa đông, cửa đóng kín, bật lò sưởi sẽ khiến hơi ẩm giảm, nhiệt độ trong phòng tăng. Không khí khô và nhiệt độ cao lại thành môi trường thuận lợi cho vi rút, nên ta vẫn dễ nhiễm các bệnh như cảm và cúm. Vì không khí khô làm mũi, miệng, niêm mạc khô theo. Mà các chất ngày trong mũi, niêm mạc, nước bọt trong miệng có các chất ngăn vi rút, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Do đó, việc không khí khô, cơ thể mất nước, dễ tăng nguy cơ mắc cảm, cúm và các bệnh khác.

Nhiều nhà để khăn ướt treo trong phòng để tăng độ ẩm thì vô tình lại làm sinh sôi nảy nở vi khuẩn trong khăn ướt.

Để khắc phục, hãy giữ cơ thể bạn ở nhiệt độ tự nhiên và gần gũi với môi trường thuận tự nhiên, thoáng khí nhất có thể.

@Kampus Production

2. Thiếu Natri

Đây là lý do thứ 2 khiến ta uống nhiều nước mà cơ thể vẫn thiếu nước.

Ta đều biết 75% cơ thể ta là nước. Thế 25% còn lại?

Đó là Natri.

Các nhà khoa học tìm ra nồng độ muối của dịch trong cơ thể ta là 3%, tương đương độ mặn của nước biển. Vì thế ta đều thấy các chất dịch trong cơ thể có vị mặn, ví dụ máu, nước mũi,…

Đặc biệt, dịch tủy não trong đầu ta về bản chất cũng chính là … nước muối.

Vai trò của Natri là gì mà cần thiết đến vậy?

Natri cần để điều chỉnh độ ẩm chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài tế bào.

Cụ hơn, mỗi tế bào trong cơ thể có môi trường bao quanh nó là dịch lỏng (dịch ngoại bào) và môi trương bên trong nó, cũng là dịch lỏng (dịch nội bào). Phần lớn dịch ngoại bào là máu. Máu có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng thấm đến từng tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó. Dịch nội bào có vai trò quan trọng giúp tế bào trao đổi chất và thanh lọc, thải độc phát sinh trong quá trình trao đổi chất.

Có một phần ít hơn là dịch gian bào, duy trì khoảng cách giữa các tế bào và như một “màn gác cửa” trong quá trình trao đổi giữa dịch ngoại bào và dịch nội bào.

Làm sao để việc hấp thụ dưỡng chất và thải độc được thuận lợi. Các ion khoáng chất trong dịch ngoại bào và nội bào sẽ tương tác để tạo sự chênh lệch nồng độ trong ngoài tế bào, nhờ đó dịch có thể đi vào đi ra.

Cụ thể, Kali tạo độ ẩm bên trong tế bào, natri giữ độ ẩm bên ngoài tế bào, góp phần tạo môi trường trao đổi chất cho tế bào.

Do đó, ngoài việc uống đủ nước, bạn luôn cần bổ sung kali và natri để nước được hấp thu tốt nhất trong cơ thể.

Hiện nay có một số chế độ ăn kiêng muối (natri), điều này trở thành một trong những nguyên nhân khiến dù uống nhiều nước, cơ thể bạn vẫn thiếu nước trầm trọng.

Muối hấp thụ qua việc đưa muối vào thức ăn khi chế biến, ăn mắm chấm, xì dầu, hoặc các món ngâm muối như dưa cà, kim chi,… trong các bữa ăn hàng ngày.

Người ăn chay cũng dễ bị thiếu muối vì việc ăn cá, thịt hàng ngày cũng góp phần cũng cấp natri. Có thể khắc phục bằng việc nêm muối, xì dầu vào các món chay.

Trường hợp khác cần lưu ý bổ sung thêm natri như người bị tiêu chảy, dẫn đến mất muối trong cơ thể.

Người hay thoát mồ hôi nhiều, do nắng nóng hay sau luyện tập, vận động mạnh, cũng sẽ thiếu muối. Khi ấy, bạn thấy khát khô cổ, đó là dấu hiệu cơ thể cần bổ sung nước. Nhưng nếu chỉ uống nước thì các tế bào vẫn “khát” vì thiếu natri nó hấp thụ nước rất yếu. Đó là lý do nhiều người chuyên luyện tập thể thao chọn uống nước muối khoáng dành riêng cho việc mất nước.

Dấu hiệu để nhận biết cơ thể cần natri là: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, sưng phù cổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *