12 Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước nghiêm trọng

Cơ thể chúng ta có cả một hệ thống các cảnh báo về vấn đề thiếu nước, chỉ là bạn có nhận ra các tín hiệu “kêu cứu” đó hay không.

1. Béo bụng

Nghiên cứu khoa học cho thấy nếu thiếu nước thì bạn sẽ thiếu hormone do cơ thể bị khô, và sẽ dẫn đến tăng cân, đặc biệt là khi hormone nữ giảm đi thì cholesterol trong máu sẽ tăng lên và tích tụ ở bụng và gan, dẫn đến bụng sẽ béo lên. Ngoài ra thiếu hormone tăng trưởng sẽ gây giảm cơ bắp, tăng mỡ bụng.

2. Giảm trí nhớ

Tế bào não thiếu ẩm thì việc cung cấp dưỡng chất và dẫn truyền thông tin qua hồng cầu sẽ giảm, dẫn đến năng lực truyền dẫn thông tin giảm, và khả năng ghi nhớ không thể tốt như bình thường.

Nếu thiếu nước thường xuyên dẫn đến tuần hoàn máu kém, tế bào não dần bị hủy hoại nên khiến ta dễ mắc bệnh đãng trí.

3. Mùi cơ thể

Da là nơi thoát hơi, thải độc của cơ thể. Nếu thiếu nước, đồng nghĩa với chất thải thoát qua da sẽ có nồng độ đậm đặc hơn, nên mùi khó chịu hơn. Đặc biệt với người có vấn đề với gan hoặc thận, là những cơ quan bài tiết của cơ thể, làm cho trọng trách thải độc dồn lên da nhiều hơn. Da thiếu ẩm mà phải đào thải quá sức, vừa gây mùi nặng, vừa lên mụn và có nhiều tổn thương trên da.

4. Chóng mặt

@cottonbro studio

Bên cạnh nguyên nhân chính như thiếu dinh dưỡng, thiếu ẩm trong cơ thể cũng gây chóng mặt, lảo đảo, mất cân bằng. Ví dụ nếu bạn đang ngồi mà đứng lên thấy lảo đảo, thậm chí choáng thì rất có thể là do bị tụt huyết áp do đứng dậy đột ngột.

Nguyên nhân là 94% máu là nước. Nếu thiếu nước thì huyết áp sẽ bị giảm. Huyết áp giảm thì máu lên não ít đi và dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ. Điều này dẫn đến cảm giác choáng, lảo đảo trên.

5. Tiêu hóa khó

Chất thải bị tích tụ trong cơ thể là do thiếu nước. Khi thiếu nước, nhiều cơ quan trong đó có cơ quan tiêu hóa và thận sẽ hoạt động không hiệu quả vì hoạt động tiêu hóa cần nước trong suốt quá trình này.

Từ lúc thức ăn đi vào, nước bọt có vai trò hỗ trợ việc nghiền thức ăn. Sau đó quá trình thức ăn được hòa tan, phân giải,… gọi là sự thủy phân. Từ đó các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn được đưa đi tới tận các tế báo nhờ nước trong cơ thể. Các vitamin và khoáng chất cũng nhờ nước mà có thể hòa tan và được hấp thụ.

Tuy nhiên, tránh uống nước trước lúc ăn hoặc sau lúc ăn vì nó sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Còn nếu bạn có thói quen uống nước trong khi ăn, sẽ làm tăng khả năng hấp thụ đường, là nguyên nhân dẫn đến tăng cân. Căn cứ theo nguyên tắc này, việc chan canh trong lúc ăn cơm cũng tăng nguy cơ thừa cân. Tốt nhất là chúng ta nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn ít nhất 30 phút.

6. Hay bị sốt

Nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Trường hợp dễ thấy nhất của cơ thể không điều chỉnh nhiệt kịp thời do thiếu nước là say nắng. Nguyên nhân say nắng là khi ta làm việc dưới trời nắng nóng, cơ thể mất quá nhiều nước do thoát mô hôi nhiều. Nhiệt độ cao trên 40 độ C có thể dẫn đến chứng co giật ở trẻ nhỏ, cũng có thể cùng nguyên nhân là thiếu ẩm.

7. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

@SHVETS production

Nước cần cho rất nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể, như tiêu hóa, hấp thụ, tạo năng lượng, loại bỏ chất thải,… Khi thiếu nước, cơ thể không vận hành được trơn tru dẫn đến quá trình tạo năng lượng cho toàn bộ cơ thể bị trì trệ. Theo một nghiên cứu khoa học, cần có 75% nước bên trong tế bào, giúp quá trình trao đổi chất ở tế bào được diễn ra thuận lợi.

Do đó nếu không uống đủ nước, cơ thể bạn thường xuyên mệt mỏi.

8. Bồn chồn, lo lắng

Đây là dấu hiệu cơ thể thiếu nước mà ít người biết đến. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thùy não trước thiếu ẩm nên dẫn đến cảm giác u buồn, lo lắng, không an.

Tyrosine là axit amin mà não sử dụng để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như adrenaline, noradrenaline, dopamine. Nhưng đồng thời cũng là chất được sử dụng để giải độc cho gan.

Nhưng khi cơ thể thiếu nước, nó buộc phải sử dụng các chất dự trữ có sẵn trong cơ thể để vận hành. Một trong các chất đó là tyrosine được “huy động” để giúp giải độc cho gan. Trong khi đó não cần tyrosine để sản xuất ra các chất dẫn truyền thần kinh giúp duy trì sự cân bằng. Thiếu chất này, cơ thể mệt mỏi, chán nản, mất động lực. Đó là nguyên nhân dẫn đến cảm giác chán chường, bất an không lý do.

Bạn có thể uống chậm 1-2 cốc nước khi thấy chán nản không lý do. Nếu đúng nguyên nhân thiếu ẩm, bạn sẽ thấy cơ thể dần bình tĩnh trở lại.

9. Đau đầu

Có thể bạn chưa biết, tế bào não cũng luôn cần thanh lọc, thải độc. Việc này cũng cần nước. Thiếu nước, não sẽ ra lệnh nhận nhiều máu về não hơn để thải độc. Và điều này khiến bạn sinh ra cảm giác nặng đầu. Nếu lưu thông máu lên não đã được tăng cường, khiến bạn thấy động mạch quanh thái dương đập mạnh, ta sẽ có cảm giác đau nửa đầu.

Nên nếu đau đầu, hãy thử cung cấp nước ngay cho cơ thể và cảm nhận xem mình có nhẹ đầu hơn không.

10. Khó ngủ

Nếu bạn đi ngủ khi thiếu nước, nhiệt độ cơ thể bạn không thể điều hòa mà bị tăng lên gây ra khó ngủ. Điều này cũng dẫn đến việc bạn dễ mộng mị hoặc ngủ chập chờn, không sâu.

Cơ thể ta sẽ mất dần độ ẩm ngay trong khi đang ngủ. Ta mất nước một cách tự nhiên qua việc hít thở và đổ mồ hôi trong lúc ngủ.

Do đó, các bác sĩ khuyên chúng ta nên cung cấp đủ nước ban ngày và uống thêm ¼ cốc nước trước khi đi ngủ để tránh thiếu ẩm lúc ngủ.

Bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ, vì sẽ lại mất ngủ do việc thường xuyên thức dậy để đi tiểu.

11. Giảm tập trung

@Karolina Grabowska

Khi cần tập trung não sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn bình thường. Nếu năng lượng không đủ, não sẽ khó có thể tiếp tục để tránh mất năng lượng. Do đó ta cảm thấy khó tiếp tục tập trung, cảm giác như không thể kiên trì hơn nữa.

Theo các bác sĩ, độ ẩm trong não càng đủ, năng lượng tạo ra dồi dào, não sẽ ghi nhớ tốt hơn và tăng khả năng tập trung.

Tuy nhiên, việc uống các loại nước có ga nhằm giúp não tỉnh táo nhanh trên thực tế làm giảm tập trung hơn bình thường. Bởi lẽ các loại nước này gây lợi tiểu, khiến sau khi đi xong, cơ thể ta lại rơi vào tình trạng thiếu nước. Bên cạnh đó, các loại phụ gia, hóa chất trong nước uống đóng hộp có thể gây bất an tinh thần, làm giảm độ tập trung của não.

12. Khô khớp

Để hiểu cơ chế này, trước hết chúng ta cần hiểu khớp là cơ quan có tác dụng giảm ma sát giữa các xương với nhau. Các khớp được bao quanh bởi sụn và bao khớp chứa dịch để giảm ma sát. Bao khớp là chất lỏng bôi trơn cho bề mặt sụn có thể di chuyển nhẹ nhàng.

Khi cơ thể thiếu nước, dịch trong bao khớp giảm, nên khớp khô, xơ cứng lại. Hãy tưởng tượng khi xe bạn không được tra dầu thường xuyên và bạn sẽ hiểu. Lúc này sụn bị khô cứng, dẫn đến xương khớp bạn có nguy cơ bị gẫy cao hơn. Do đó nếu bạn có cảm giác khô khớp, hoặc hay đau khớp, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang cần nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *